00:00 - Thứ tư, 24/04/2024
Thông báo từ Hệ thống
Lỗi cảnh báo Lỗi cảnh báo: Illegal string offset 'exp_time' in file /includes/core/user_functions.php on line 155

Trang nhất » LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG » LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Thứ năm - 02/06/2011 09:35

 

A.THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

I. Thẩm quyền giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

II. Nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

III. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính:

1. Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư - theo mẫu I-3 và hướng dẫn cách ghi các mẫu văn bản theo phụ lục IV.1 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

2.  Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm (nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư, nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư).

 

3. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên,  Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh). Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký (và được ký từng trang) của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Nội dung điều lệ phải đầy đủ nội dung theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp.

 

4. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp – theo mẫu I-8 hoặc I-9 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 hoặc mẫu II-4 của Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

5. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:

 

- Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (Khoản 3 Điều 15 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ). Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.

 

- Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực (Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ).

 

6. Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.

 

7. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh. (Tham khảo Điều 54, 55 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ)

 

8. Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

 

*. Số lượng hồ sơ nộp: 03 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ gốc, bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng) được đóng thành từng quyển.

 

- Thời gian xem xét - cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

 

B. THỦ TỤC THẨM TRA CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

 

I. Thẩm quyền giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư

II. Nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư

III. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính:

1. Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư - theo mẫu I-3 và hướng dẫn cách ghi các mẫu văn bản theo phụ lục IV.1 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

2. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm (nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư, nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư).

 

3. Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại điều 29 của Luật Đầu tư và phụ lục C Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ (điều kiện đầu tư được quy định tại các luật chuyên ngành của Nhà nước Việt Nam và phù hợp với quy định các cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên).

 

Đối với các dự án thực hiện quyền phân phối, quyền xuất nhập khẩu, gồm:

 

-  Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh về quốc tịch pháp nhân, hình thức đầu tư, dịch vụ kinh doanh, phạm vi hoạt động (trường hợp thực hiện quyền phân phối, quyền xuất nhập khẩu).

 

-  Bản đăng ký nội dung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu ( trường hợp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa), hoặc Bản đăng ký nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (trường hợp đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan mua bán hàng hóa).

 

Tham khảo Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17/07/2007 của Bộ Thương mại, Quyết định 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/05/2007 của Bộ Thương mại, Thông tư 05/2008/TT-BCT ngày 14/04/2008 của Bộ Công Thương.

 

4. Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;  (đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam  trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)

 

5. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên,  Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh). Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký (và được ký từng trang) của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Nội dung điều lệ phải đầy đủ nội dung theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp.

 

6. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp – theo mẫu I-8 hoặc I-9 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 hoặc mẫu II-4 của Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

7. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:

 

- Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (Khoản 3 Điều 15 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ). Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.

 

- Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực (Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ).

 

8. Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.

 

9. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Tham khảo Điều 54 , 55 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006).

 

10. Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

 

11. Trường hợp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định thì hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư phải kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

 

Trường hợp đầu tư vào những ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn thuộc chủ sở hữu thì nhà đầu tư chứng minh nguồn vốn này bằng báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập xác nhận tính đến năm trước liền kề với năm nhà đầu tư thực hiện dự án (Nếu nhà đầu tư là cá nhân hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền).

 

Người trực tiếp xác nhận vốn pháp định hoặc vốn của chủ sở hữu của nhà đầu tư cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận.

 

12. Trường hợp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, thì hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư phải kèm Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và/hoặc các cá nhân khác quy định tại Điều 6 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ.

 

Số lượng hồ sơ nộp: 08 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ gốc, bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng) được đóng thành từng quyển.

 

(Trường hợp dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng chính phủ: 10 bộ hồ sơ)

 

Thời gian xem xét - cấp Giấy chứng nhận đầu tư kế từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:

 

+ 30 ngày làm việc  nếu dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư

 

+ 45 ngày làm việc nếu dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ

 

1. Thoả thuận địa điểm và quy hoạch đối với cơ quan quản lý cấp địa phương ( UBND Quận cấp ).

2. Thoả thuận quy hoạch kiến trúc ( Sở Quy Hoạch Kiến Trúc phê duyệt ).

3. Quyết định của UBND TP giao đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án ( Sở Tài Nguyên Môi trường).

4. Thẩm định thiết kế cơ sở ( Sở xây dựng ).

5. Trình duyệt dự án đầu tư ( UBND TP ).

6. Thi công.

7. Bàn giao CSHT, CTCC (nếu có)

8. Đưa công trình vào giai đoạn khai thác sử dụng.

9. Bảo trì, bảo hành công trình.

Nguồn tin: VPLS Quốc tế Hoàng Gia

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

 

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

 

TƯ VẤN LUẬT
 
Luật sư: Lê Văn Hòe
Email: lehoe@luatsungaynay.com
Điện thoại: 0915471889

THỐNG KÊ TRUY CẬP

free page hit counter